SSD viết tắt của Solid State Driver là ổ đĩa trạng thái rắn sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ, truyền tải dữ liệu với hiệu suất và độ bền cao. Ổ cứng HDD truyền thống với nhiều bộ phận cơ học như đầu từ, trục quay, đĩa quay thường gặp rất nhiều rủi ro và đôi khi khiến bạn mất dữ liệu vì những sự cố không mong muốn chẳng hạn như va đập vật lý. Và với SSD, bạn có một ổ cứng không có các bộ phận chuyển động đó. Chính vì vậy SSD bền hơn, chạy mát hơn, êm hơn, sử dụng ít năng lượng hơn...và đặc biệt là tốc độ vượt trội hơn.
Cấu tạo của SSD so với HDD
SSD có thể được ví như một chiếc USB dung lượng lớn. Bên trong, nó sử dụng một công nghệ gọi là NAND - công nghệ được sử dụng trong các bộ nhớ trạng thái rắn, một loại bộ nhớ Flash. Càng nhiều chip nhớ NAND, SSD càng có nhiều dung lượng lưu trữ. Công nghệ hiện đại của các nhà sản xuất cho phép SSD có nhiều chip NAND hơn bao giờ hết. Điều đó có nghĩa là SSD hiện nay có thể có dung lượng tương tự như ổ cứng.
Cấu trúc flash NAND được chia theo mô hình lưới, căn bản là cell (các ô nhớ), page (trang) và block (khối). Nhiều cell hợp thành một page, kích thước thường từ 2 – 16KB. gần giống nhiều page sẽ chia thành một block, gồm 128 đến 256 page với kích thước từ 256KB – 4MB. Trong xu hướng hiện nay, nhiều nhà phát hành thường chọn cách mở mang kích thước page và block để tăng tốc độ ghi của SSD.
Khác với ở cứng HDD truyền thống, SSD sử dụng một mạng lưới các tế bào lưu điện để nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu. Các lưới này được tách thành các phần được gọi là “trang” và các trang này là nơi dữ liệu được lưu trữ. Các trang được nhóm lại với nhau để tạo thành “các khối”. SSD được gọi là “trạng thái rắn” vì chúng không có bộ phận chuyển động. Do dữ liệu được lưu trữ và truy xuất mà không cần các cơ cấu cơ học, do đó tốc độ của SSD nhanh hơn rất nhiều.
Trong trận đấu giữa SSD và HDD, tốc độ là điểm chúng ta thực sự nhìn thấy sự khác biệt. Ổ đĩa trạng thái rắn luôn luôn nhanh hơn nhiều so với ổ cứng truyền thống. Nhưng với công nghệ SSD luôn phát triển và nhược điểm nút thắt cổ chai SATA III đã được loại bỏ, sự khác biệt giờ đây trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Trước tiên, hãy nhìn vào tốc độ ổ cứng. Bởi vì các ổ đĩa này sử dụng đĩa quay, do vậy tốc độ của chúng chủ yếu phụ thuộc vào RPM (vòng quay mỗi phút). Tức nghĩa là ổ đĩa có chỉ số RPM càng cao thì tốc độ xử lý dữ liệu càng nhanh. Nhiều ổ cứng phổ thông có RPM là 5.400 RPM, đây là ổ cứng hiện đại có tốc độ chậm nhất trên thị trường . Nhưng tốt hơn hết là bạn nên chọn một ổ có thể đạt 7.200 RPM, đây là mức mà hầu hết các ổ cứng hiện đại sẽ được đánh giá là hoạt động ổn định Bạn cũng có thể tìm thấy các ổ đĩa có RPM cao hơn, lên tới 10.000 RPM và thậm chí cao hơn, nhưng chúng hiếm hơn và giá thành cũng sẽ đắt hơn. Ngược lại, SSD không có bất kỳ bộ phận chuyển động nào. Tốc độ của chúng không hề phụ thuộc vào RPM, mà phụ thuộc vào công nghệ - và kết nối dữ liệu của ổ đĩa.
SSD hoạt động dựa trên các NAND nhớ, cho tốc độ cao gấp nhiều lần so với HDD
Vì vậy, ngay cả với kết nối SATA III, giới hạn tốc độ của SSD, bạn vẫn có tốc độ gấp bốn lần tốc độ của ổ cứng truyền thống. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một trong những kết nối được tối ưu hóa tốt hơn cho SSD như M.2 hay PCIe, sự khác biệt về tốc độ thực sự mở ra.
Xem Thêm: Cứu Dữ Liệu Ô Cứng